Càng trưởng thành ta càng có ít hơn những người bạn thật sự?

Càng trưởng thành ta càng có ít hơn những người bạn thật sự?

Bạn đang xem bài viết Càng trưởng thành ta càng có ít hơn những người bạn thật sự? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Trong cuộc sống của mỗi con người đều không thể thiếu đi những mối quan hệ.  Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. Ngay từ khi mới sinh ra, chúng ta đã có mối quan hệ máu mủ ruột thịt với cha mẹ, với những người trong gia đình mình. Cho tới khi đủ lớn để nhận thức, để tiếp xúc với thế giới bên ngoài ta lại có thêm những mối quan hệ làng xóm, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp,… Có lẽ, càng lớn, những mối quan hệ lại càng nhiều lên. Song, chúng có thực sự đều là những mối quan hệ tốt đẹp? Phải chăng, dần dần rồi “bạn” sẽ càng ít và “bè” thì càng đông?

  • Cuộc sống chưa từng dễ dàng với bất cứ ai
  • Sau vỏ bọc hoàn hảo em cũng chỉ là một cô gái thôi
  • Thơ ca là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm

Càng trưởng thành ta càng có ít hơn những người bạn thật sự?

Đợi một chút, hãy cùng đến với khái niệm về tình bạn nhé! Tình bạn là mối quan hệ tình cảm hai chiều giữa con người với nhau. Nó là một hình thức liên kết giữa các cá nhân mạnh mẽ hơn so với một tổ chức kiểu hiệp hội, và đã được nghiên cứu trong các lĩnh vực học thuật như giao tiếp, xã hội học, tâm lý xã hội, nhân chủng học và triết học. Mặc dù có nhiều hình thức của tình bạn, với việc thay đổi tính chất của tình bạn từ dạng này sang dạng khác, một số đặc điểm chung nhất định có mặt trong nhiều loại tình bạn như vậy. Những đặc điểm như vậy bao gồm tình cảm; lòng tốt, tình yêu, đức hạnh, sự cảm thông, sự đồng cảm, trung thực, lòng vị tha, lòng trung thành, sự rộng lượng, sự tha thứ, sự hiểu biết lẫn nhau và lòng trắc ẩn, thích thú sự có mặt của nhau, tin tưởng và khả năng là chính mình, thể hiện tình cảm của mình với người khác mà không phải sợ phán xét từ người đó. Tình bạn là một khía cạnh thiết yếu của kỹ năng xây dựng mối quan hệ.

Sao nào? Tình bạn đẹp tồn tại không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, giai cấp hay bất cứ thứ gì khác. Những người bạn thật sự sẽ luôn hiểu ta, luôn suy nghĩ cho ta và cùng nhau cố gắng trong nhiều khía cạnh, biết cảm thông và tha thứ, chấp nhận đúng lúc,…

Nói cụ thể hơn nhé! Khi học lớp mẫu giáo, lũ trẻ luôn hòa vào nhau để cùng chơi và vui đùa – đó là một tình bạn thật hồn nhiên và ngây thơ – dù chúng chưa có gì để phải cảm thông và thấu hiểu cả, nhưng chắc chắn không một ai bị loại ra ngoài vòng của niềm vui. Đến khi học cấp 1, cấp 2, chúng ta – những đứa học sinh – đã biết chọn cho mình những người bạn thân nhất, những người để chia sẻ những cảm xúc và tâm sự thầm kín. Cho đến cấp 3, chúng ta là những cô cậu mới lớn, tình bạn của ta vẫn thật là đẹp, tuy nhiên hình như đâu đó có ai đã bị loại ra khỏi vòng tròn niềm vui. Năm tôi học cấp 3, các mối quan hệ của tôi thay đổi thật là nhiều. Khoan hãy nói đến tình yêu hay các tình cảm khác, ở đây ta đang nói tới tình bạn. Đúng là càng lớn lên, ta càng thấy thế giới này thật rộng lớn mà lại cũng thật nhỏ bé. Chúng ta có nhiều hơn các mối quan hệ, quen biết nhiều người hơn, nhiều bạn bè hơn. Thế nhưng, những người ta coi là đặc biệt, là quan trọng lại chỉ coi ta là một lựa chọn bình thường. Chúng ta xét nét và khó tha thứ cho nhau hơn dù chỉ là những hiểu lầm hay xích mích nhỏ. Đối với những lớp học ban xã hội (đông nữ, ít nam) thì tình bạn lại càng phức tạp hơn bao giờ hết! Ta ngại, ít chia sẻ hơn, nên số bạn thật sự cũng ít đi. Tại sao? Bởi đối với những người không quan tâm thì niềm vui, hạnh phúc của bạn nói ra chỉ là sự khoe mẽ; nỗi buồn, tâm sự của bạn kể ra chỉ là sự làm quá! Lên đại học thì sao? Lúc ấy chúng ta đã là những người trưởng thành rồi. Ngoại trừ những mối quan hệ ruột thịt, những mối quan hệ thật sự đặc biệt, ta cũng sẽ dần quên đi những tình bạn, những mối quan hệ cũ (vì khoảng cách về không gian, về thời gian và hơn hết là vì khoảng cách trong lòng mình). Trong môi trường sống vội vã và khắc nghiệt, dần dần ta sẽ học cách để bọc lấy chính mình sao cho không bị tổn thương bởi những xô đẩy của cuộc đời, ta cũng sẽ dần học cách suy nghĩ kĩ càng trước khi hành động, để có thể yên ổn mà sống mà không gây hại gì đến ai, sẽ dè dặt và cẩn trọng hơn trong mọi việc. 

Ai đó đã từng nói rằng: “Ăn chơi nhảy múa chỉ là bè, tiệc tàn ngồi lại mới là bạn”. Người trước mặt thì cười đùa với bạn, chưa chắc đã thực sự để tâm đến bạn. Những người luôn muốn lắng nghe những điều bạn không nói ra, mới thực sự là bạn tốt.

Tuy nhiên, quan điểm này cũng không phải là hoàn toàn đúng. Có một số người, bước vào cuộc đời ta, để lại những mảng màu sắc thăng trầm rồi sẽ lại bước ra. Nhưng cũng sẽ có những người, đến với cuộc đời ta, cùng ta đi qua bao câu chuyện, bao sóng gió. Có thể không phải luôn ở bên đồng hành, nhưng dù có ở đâu cũng luôn nhớ về nhau, mỗi khi cần giúp đỡ thì luôn sẵn sàng. Đó là tri kỉ.

Nói tóm lại, tình bạn tốt thì cần phải được trân trọng và giữ gìn từ tất cả các phía. Hãy trân trọng những người bạn tốt, chọn bạn chậm rãi và giữ bạn thật cẩn thận. Mất đi một người bạn giống như cứa một đường trên cánh tay vậy. Nỗi đau rồi cũng hết nhưng vết sẹo thì vẫn sẽ mãi còn. 

Viết bởi Bùi Ngọc

Nguồn: https://www.reader.com.vn/cang-truong-thanh-ta-cang-co-it-hon-nhung-nguoi-ban-that-su-a411.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *