Những nhận định văn học hay giúp nâng cao khả năng viết bài

Những nhận định văn học hay giúp nâng cao khả năng viết bài

Bạn đang xem bài viết Những nhận định văn học hay giúp nâng cao khả năng viết bài được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Văn học là nghệ thuật của cuộc sống, tuy rằng ngày nay, văn học không còn giữ vai trò quan trọng như ngày trước, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên khiến văn học trở nên nhạt mờ, giờ chỉ còn là một môn học; song văn học vẫn có những chức năng đặc biệt mà không một lĩnh vực khác có thể thay thế. Văn học cảm hóa tâm hồn, hình thành nhân cách, thanh lọc cuộc sống. Có rất nhiều câu nói hay về vai trò quan trọng của văn học, nhắc nhở chúng ta về một lĩnh vực đặc biệt, vừa yêu cầu tính nghệ thuật, vừa có tính khoa học cao:

Những nhận định văn học hay giúp nâng cao khả năng viết bài

1. Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của của con người thì cảm hứng nhân đạo là cảm hứng bao trùm – (Hoài Thanh)

2. Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

Nó không là anh nhưng nó là mùa” (Sổ tay thơ, Chế Lan Viên)

3. “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy”. (Phạm Văn Đồng)

4. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp…” (Nguyễn Tuân)

5. “Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng nói của riêng mình.” (Ivan Tuốc-ghê-nhép)

6. “Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ.” (Raxun Gamzatốp)

7. “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)

8. “Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động… thể hiện những vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người… Nhân vật trong tác phẩm của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật, ta thấy cả một tầng lớp, một giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên cả thời đại, có ý nghĩa nhân loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian” (Sách Lý luận văn học)

9. “Tình huống là một lát cát của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người” (Nguyễn Minh Châu)

10. “Thơ là thể loại văn học có độ hàm súc cao, là sự dồn nén cảm xúc đến mức “cô đúc” để rồi phát nổ bằng một hình thức ngôn từ “tổng hợp kết tinh” có vần hoặc có điệu. Thơ phản ánh hiện thực cuộc sống mà hiện thực ấy “đã được ủ thành men và bốc lên đắm say” đến mức si mê trong tâm hồn thi sĩ”. (Chế Lan Viên)

11. “Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào”. (Claudio Magris – N.văn Ý)

12. “Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích…thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sự phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra.” (M.Gorki)

13. “Thơ khác kinh cầu. Nó không tạo ra những cơn mê tập thể. Nó không ru rín” mà nó mê hoặc con người bằng “sự thức tỉnh”. “Thơ chỉ dành cho từng người một. Và khi một người đọc thơ cho mình, là người ấy đã đồng hiện với một giáo đường. Vì vậy, có thể coi một người đọc thơ như nghìn người đọc kinh”  – Thanh Thảo – “Tản mạn về thơ”

14. “Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp” (Nguyễn Tuân)

15. “Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi” (Puskin)

Văn học tựa như một cánh diều, bay cao trên bầu trời nhưng sợi dây lại nối liền với mặt đất, cuộc sống là nơi văn học sinh ra cũng là nơi nó kết thức. Với những thiên chức cao cả của mình, văn học vẫn giữ những vai trò quan trọng trong nhà trường cũng như sự nghiệp giáo dục chung của đất nước.

Xem thêm:

  • Nghị luận xã hội – Tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng
  • Nghị luận xã hội – Bàn về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Thảo Nguyên

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nhung-nhan-dinh-van-hoc-hay-giup-nang-cao-kha-nang-viet-bai-a559.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *