Vụng chèo khéo chống

Vụng chèo khéo chống

Bạn đang xem bài viết Vụng chèo khéo chống được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

“Vụng chèo khéo chống” có nghĩa là tay chân vụng về hay làm hỏng việc nhưng lại có thói quen biện minh, không chịu nhận lỗi về mình.

Vụng chèo khéo chống

Vụng chèo khéo chống

Vụng chèo có nghĩa là tay nghề vụng về, hay làm hỏng việc

Khéo chống có nghĩa là giỏi biện minh, luôn tìm các để đổ lỗi và không nhận lỗi lầm về mình.

Thành ngữ đồng nghĩa với Vụng chèo khéo chống: Múa vụng chê đất lệch.

Đổ lỗi cho người khác chính là một cách để chạy trốn thực tại, trốn tránh trách nhiệm nhưng đây chính là cách khiến cho bạn mất kiểm soát vào cuộc sống. Rất nhiều người trong chúng ta luôn biến mình trở thành những nạn nhân trong câu chuyện nào đó và đổ lỗi cho cuộc sống, cho người khác. Thế nên họ suốt ngày than vãn và không thay đổi.

Ví dụ:

“Khen cho ông bạn có tài

Vụng chèo khéo chống, nói hay hơn làm”

Về ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ vụng chèo khéo chống, nhìn chung là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng. Nhưng về nguồn gốc và cơ chế hình thành thành ngữ này thì lại được lý giải theo những hướng rất khác nhau.

Phần lớn, mọi người đều cho rằng thành ngữ vụng chèo khéo chống bắt nguồn từ việc lái thuyền trên sông nước. Theo cách hiểu này, chèo và chống là các động từ. Chèo là dùng mái chèo gạt nước để cho thuyền đi lên phía trước, hướng tới đích. Chống là dùng tay tì vào đầu cây sào để đẩy cho thuyền di chuyển. Trong thực tế, chèo khó hơn chống. Lệ thường, người ta chỉ chống thuyền ở chỗ cạn khi cây sào chạm đến đất, còn những chỗ sâu, nhất là ở giữa dòng thì nhất thiết phải chèo. Người lái thuyền lành nghề phải khéo léo cả chèo lẫn chống. Ai đó mà chèo thuyền vụng, chỉ biết mỗi chống thôi thì chưa lành nghề. Nhưng trên đời cũng có người chỉ biết chống thôi mà không biết chèo, hoặc chèo vụng vẫn lái được thuyền ra sông. Trong trường hợp đó, người lái thuyền thường biết phát huy “sở trường” chống để bù lấp cho chỗ thiếu hụt hoặc vụng về khi chèo thuyền. Có điều dễ nhận thấy là tuy vụng trong chèo lái, nhưng nếu biết khéo léo thì vẫn chống thuyền đi lại được. Việc làm trên, thực chất là đem cái giản đơn, cái thứ yếu để thay thế cho cái phức tạp, cái chính yếu, khó khăn hơn mà bản thân mình vốn vụng về yếu kém. Đó chính là ý nghĩa của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt.

Do đó vụng chèo khéo chống được hiểu là làm kém, làm dở nhưng lại khéo biện bạch, chống chế. Trong sử dụng ngôn ngữ, khi nói ai đó vụng chèo khéo chống thì cũng giả định rằng người ta đã biết “tỏng” thực chất cái yếu, cái dở của kẻ “khéo biện bạch” rồi.

Thành ngữ đồng nghĩa: Vụng hát chê đình tranh, Vụng múa chê đất lệch.

Đổ lỗi cho cuộc sống chỉ khiến cho mọi thứ ngày càng đi xuống

Ngày nay khi gặp khó khăn có rất nhiều bạn trẻ thường đổ lỗi cho cuộc sống thay vì đi tìm cách giải quyết. Mỗi lần gặp khó khăn họ thường cho rằng vì may mắn không mỉm cười với họ, ông trời quá đỗi bất công. Sau đó chìm vào thất vọng tràn trề về cuộc sống, thực tế cố gắng là một chuyện và cố gắng có hiệu quả hay không lại là một chuyện khác. Không phải cứ đăng ảnh check in đang ngồi làm việc, đọc thật nhiều sách, thức khuya rất nhiều là bạn đang cố gắng rất nhiều. Quan trọng là trong những thời gian ấy bạn làm việc gì? Đang ngồi làm việc nghiêm túc hay chỉ lướt web đến chán rồi đi ngủ? Những cuốn sách bạn đọc bạn đã áp dụng vào cuộc sống hay chưa?

Muốn thành công cần phải thay đổi

Chúng ta còn trẻ rất nhiều thời gian để trải nghiệm, để sửa đổi thế nên khi làm sai đừng ngại. Điều quan trọng là chúng ta biết sửa đổi để tốt hơn chứ không phải chạy trốn hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Mỗi ngày trôi qua chúng ta học hỏi được rất nhiều thứ từ cuộc sống và bạn hoàn toàn có thể thành công nếu bạn cố gắng. Hãy học hỏi từ thất bại, đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh hay đổ lỗi vì bạn không may mắn, may mắn không tự nhiên từ trên trời rơi xuống mà nó phụ thuộc vào sự nỗ lực của bạn. Quản lý thời gian của bạn thật tốt, đừng lãng phí nó vào những thứ không đáng. Bạn cần phải biết đâu là điều mình nên làm và đâu là điều mình nên thay đổi. Thay đổi để tốt hơn mỗi ngày là điều mà tất cả chúng ta đều nên làm.

Lời kết

Câu thành ngữ “Vụng chèo khéo chống” dạy chúng ta bài học cần phải thừa nhận lỗi sai của bản thân thay vì đổ lỗi cho hoàn cảnh. Muốn thành công chúng ta phải học từ những thất bại, để kiểm soát hành vi của bản thân chúng ta cần phải mạnh dạn nhận sai và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. Đừng lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác, cho cuộc sống mà không nhận lỗi về mình.

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Vụng chèo khéo chống” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/vung-cheo-kheo-chong-a714.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *