Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường là gì?

Bạn đang xem bài viết Đẽo cày giữa đường là gì? được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

“Đẽo cày giữa đường” ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác đưa ra ý kiến rồi bắt đầu hùa theo và kết quả là chẳng đạt được gì.

Đẽo cày giữa đường là gì?

Đẽo cày giữa đường

Đẽo cày giữa đường ý muốn nói những người không có chính kiến mà chỉ biết đợi người khác đưa ra ý kiến rồi bắt đầu hùa theo và kết quả là chẳng đạt được gì.

Ngày nay có rất nhiều người thiếu chủ động và sự quyết đoán trong công việc, cuộc sống mà họ chỉ lắng nghe ý kiến của người khác rồi mới bắt đầu quyết định.

Những lý do khiến bạn thất bại

1. Không có chính kiến

Bạn đang làm việc rất hăng say nhưng khi nghe ai đó khuyên nhủ hãy bỏ công việc hiện tại và làm công việc khác nhàn hơn, hoặc nghe người khác nói về công việc đó không tốt bạn liền từ bỏ ngay lập tức mà không suy nghĩ.

Steve Jobs đã từng nói: “Thời gian của bạn không nhiều, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều – đó là sống với kết quả suy nghĩ của người khác. Đừng để âm thanh của những quan điểm khác lấn át đi giọng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”

Đẽo cày giữa đường

2. Thiếu trách nhiệm với công việc

Bạn có thể dễ dàng trì hoãn công việc của mình khi cảm thấy chán, bạn tùy tiện làm mọi thứ không theo một kế hoạch nào. Quy luật của cuộc sống chính là bạn bỏ ra bao nhiêu công sức sẽ thu về bấy nhiêu thế nên đừng nghĩ đến chuyện làm ít ăn nhiều, nếu muốn thành công bạn cần phải chịu trách nhiệm với công việc của mình, làm việc có một kế hoạch cụ thể chứ không phải hứng lên là làm còn không thì trì hoãn.

3. Luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh

Bạn cho rằng mọi thứ quá khó khăn và không thể tập trung làm việc, bạn tìm cách đổ lỗi cho cuộc sống nhưng lại chưa một lần xem lại chính mình. Và chẳng có cách nào ngoài việc nỗ lực để thay đổi cuộc sống cả. Đổ lỗi cho mọi thứ chẳng những khiến cho cuộc sống của bạn ngày một đi xuống mà còn làm cho bạn ngày càng lười biếng.

4. Không dám đối mặt với khó khăn

Khi khó khăn tìm đến nhiều người thường chạy trốn mà không dám đối diện vào vấn đề để giải quyết để rồi mọi thứ cứ trì trệ. Nhưng làm gì có con đường nào đi đến thành công mà không trải đầy những gian khổ.

5. Chưa làm đã sợ

Nhiều người chưa làm đã bắt đầu suy nghĩ tiêu cực, đặt ra cho bản thân những giới hạn. Chưa làm nhưng luôn sợ thất bại chính là nguyên nhân khiến cho mọi động lực của bạn chỉ đến nhất thời. Hãy loại bỏ ngay ý nghĩ bạn không làm được, những gì bạn cần làm chính là tin tưởng vào bản thân và tiến về phía trước.

6. Nói nhiều hơn làm

Những người thất bại thường thích nói nhiều hơn là làm, họ có thể nói rất nhiều về tương lai về mục tiêu mà họ đặt ra nhưng lại không bao giờ thực hiện. Điều này khiến cho những giấc mơ thành công của họ luôn chỉ là giấc mơ. Quỹ thời gian của mỗi người đều có giới hạn thế nên hãy thức dậy và làm việc đi, đừng lúc nào cũng chỉ nói mà không thực hiện. Những giờ lướt web vô nghĩa chỉ khiến cho cuộc sống của bạn ngày một đi xuống mà thôi, thế nên hãy thôi ngay thói quen xấu đó. Bắt tay vào công việc hiện tại, tập trung làm tốt mọi thứ.

Câu chuyện về Đẽo cày giữa đường

Chuyện về Đẽo cày giữa đường

Một người ngồi trên đường đẽo cày. Có người đi qua, trông thấy khuyên:

– Ồ, cái tay cày to quá, khó cầm. Anh nên đẽo cho nó nhỏ hơn có được không?

Anh thợ đẽo cày nghe theo, đẽo cái tay cày nhỏ đi.

Một lát, một người khác đi qua lại bảo:

– Ồ, cái ách cày to quá, kho vác. Anh nên đẽo nó nhỏ đi chút nữa. Anh thợ cày nghe theo lại đẽo nhỏ đi. Lát sau, một người qua đường nhìn thấy bảo:

– Ồ, cái lưỡi cày to quá, khó bẩy được đất lên.

Anh thợ cày làm theo, đẽo nhỏ đi. Người thứ tư qua đường lại bảo:

– Ồ, cái bàn cày phải nghiêng hẳn về một bên thì lật đất mới dễ.

Anh ta lại làm theo. Cứ thế, người nào góp ý anh cũng đẽo lại, cuối cùng cái cày chỉ còn bằng cái đũa.

Thời nay không ai đi đẽo cày kiểu đó, nhưng cũng còn nhiều người có quyền thì giao việc cho thư ký, trợ lý làm. Đến khi đó thì chủ kiến không còn nữa mà là ý của trợ lý, thư ký. Hơn nữa, có người thiếu tính chủ động, quyết đoán trong công việc nên ai nói cũng gật, cũng cho là phải. Vậy có khác gì đẽo cày giữa đường.

Thành ngữ liên quan

Đồ ba phải mười rằm cũng ư, mười tư cũng gật.

Trên đây là bài viết phân tích câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đườngsẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Cảm ơn bạn đọc đã luôn quan tâm vào theo dõi Reader trong thời gian vừa qua, hãy cùng đón đọc những bài viết mới nhất từ Reader nhé!

Nguồn: https://www.reader.com.vn/deo-cay-giua-duong-la-gi-a692.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *