Những quan niệm của nhà thơ Tố Hữu về văn chương

Những quan niệm của nhà thơ Tố Hữu về văn chương

Bạn đang xem bài viết Những quan niệm của nhà thơ Tố Hữu về văn chương được Vinabooks.vn tổng hợp sưu tầm từ trang Reader.com.vn các bạn hãy truy cập trang để mua sách ủng hộ đội ngũ có thêm kinh phí ra những bài viết hay hơn nhé.

Tố Hữu được xem là một nhà thơ có đóng góp to lớn đến sự phát triển Văn học của Việt Nam. Những bài thơ của ông mang đến cho người đọc những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống. Ở bài viết này hãy cùng Reader cùng điểm qua Quan niệm của Tố Hữu về văn chương nhé!

nhung-quan-niem-cua-nha-tho-to-huu-ve-van-chuong-1

Những quan niệm của Tố Hữu về văn chương

1/ Ta chỉ yêu thơ nào cho ta hiểu sâu xa cuộc sống, yêu cuộc sống của ta hơn, cho ta thêm sức sống, sức chiến đấu cho hạnh phúc của con người: văn nghệ nói chung là vậy, thơ lại càng như vậy.

Thơ của Tố Hữu luôn dạt dào tình cảm, đó là tình yêu thương con người, cuộc sống và còn là sức chiến đấu cho cả hạnh phúc của con người. Ông luôn đề cao cái đẹp lên hàng đầu, viết những câu thơ từ chính trải nghiệm của bản thân. Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ Từ ấy được viết như thế này:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Câu thơ thể hiện lòng yêu nước của tác giả khi ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ. Những vầng thơ diễn tả niềm hạnh phúc của người công dân Việt Nam khi được xếp hàng vào đội ngũ Đảng cộng sản lúc bấy giờ. Nắng hạ bừng lên trong tim thể hiện sự trân trọng, sự giác ngộ của tác giả.

2/ Thơ thực sự là tiếng nói hồn nhiên nhất của con người trước cuộc đời, trước tất cả những gì diễn ra xung quanh mình, là tiếng nói của tâm hồn con người trước con người và trời đất.

Văn chương hay thơ ca đều được viết dựa trên sự trải nghiệm của con người, để thõa lòng được viết, được sống cùng câu từ vậy nên thơ được xem như tiếng nói hồn nhiên nhất của mỗi con người. Giống như trong bài thơ Việt Bắc ông đã viết

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không?

Nhớ cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân ly

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.”

nhung-quan-niem-cua-nha-tho-to-huu-ve-van-chuong-2

“Mình ở đây chỉ người chiến sĩ Cách mạng, câu thơ đầu tiên với rất nhiều sự nhớ mong, người đặt câu hỏi rất muốn biết liệu người chiến sĩ Cách mạng có còn nhớ Việt Bắc hay không? Cách xưng hô mình và ta vô cùng gần gũi, chân thành nó thể hiện sự gắn bó của những người yêu thương nhau.

3/ Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân.

Tố Hữu cho rằng đã là một nhà thơ, nhà văn cần phải phấn đấu không ngừng nghỉ để hoàn thiện bản thân, để mang đến những tác phẩm hay nhất, thay đổi nhìn nhận cho người đọc. Và một tác phẩm Văn học không chỉ để thưởng thức ở mặt câu chữ mà nó cần có ý nghĩa đối với Đất nước, với nhân dân.

4/ Không cố tình, nhưng mỗi khi có cái gì chứa chất trong lòng, không nói ra không chịu được thì lại thấy cần làm thơ.

Có lẽ đối với nhà thơ Tố Hữu, thơ giống như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống của ông. Chính vì thế trong bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng có cảm hứng làm thơ, cả những điều dễ dàng bày tỏ và cả những nỗi niềm chỉ có thể chất chứa trong lòng mình ông đưa vào thơ cả.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. – Trích Từ ấy”

Từ “buộc” thể hiện sự trách nhiệm, quyết tâm gắn bó với Đảng cộng sản Việt Nam của Tố Hữu, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng đều có trách nhiệm với Tổ quốc với nhân dân ta. “Để tình trang trải” thể hiện mong muốn trải rộng cuộc đời của tác giả.

nhung-quan-niem-cua-nha-tho-to-huu-ve-van-chuong-3

5/ Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.

Văn học có mối quan hệ gắn bó mật thiết với cuộc đời, cuộc đời vận hành như thế nào Văn học sẽ vận hành như thế ấy. Trong các tác phẩm Văn học của những nhà văn lớn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan miêu tả chân thật cuộc sống của người nông dân nghèo, đòi lại công bằng cho họ.

6/ Cái hồn nhiên của thơ không tự nhiên mà có, nó phải từ cuộc sống của nhân dân mà ra, lại được nuôi bằng cuộc sống của nhân dân.

Tố Hữu luôn ý thức được nhiệm vụ và trọng trách của một nhà thơ, ông cần phải đưa đến cho nhân dân những bài thơ hay nhất, để người dân đọc và hiểu rõ được tư tưởng đạo đức tốt đẹp của ông muốn gửi gắm vào bài thơ. Mỗi người sau khi đọc xong thơ không chỉ để giải tỏa cảm xúc căng thẳng bên trong mình mà còn giác ngộ chân lý sống.

nhung-quan-niem-cua-nha-tho-to-huu-ve-van-chuong-4

7/ Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy như tiếng từ trong lòng mình, như là của mình vậy.

8/ Văn chương là sáng tạo, là tưởng tượng nhưng đừng có nói dối, đừng bịa đặt những điều mình không nghĩ, không cảm chân thật.

Văn chương là sự sáng tạo vô biên của những nhà văn, nhà thơ nhưng đừng để nó thoát li hiện thực. Sinh thời nhà văn Nam Cao có viết như thế này:

“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp sống lầm than.”

Bịa đặt những điều không đúng về cuộc sống sẽ khiến cho người đọc hiểu sai ý niệm về sự sống vậy nên người cầm bút phải hiểu rõ mục đích mình viết để làm gì? Trao giá trị cho người đọc như thế nào để cuộc sống của họ tốt hơn.

Tố Hữu dành một đời để cống hiến cho Văn học nước nhà, những tác phẩm của ông dù đã đi qua lớp bụi của thời gian nhưng vẫn có vị trí nhất định trong lòng độc giả.

Nguồn: https://www.reader.com.vn/nhung-quan-niem-cua-nha-tho-to-huu-ve-van-chuong-a939.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *